Theo định nghĩa của Microsoft thì "Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP) là một chuẩn IP được thiết kế để giảm tính phức tạp cho các cấu hình địa chỉ IP quản trị". Một server DHCP có thể được cài đặt với các thông số thiết lập phù hợp theo mạng cung cấp. Các thông số thiết lập đó là một tập hợp các tham số như gateway, DNS, subnet mask và một loạt địa chỉ IP. Khi đã dùng DHCP trên mạng, quản trị viên không cần phải cấu hình các thiết lập riêng biệt cho từng client. DHCP sẽ tự động phân phối chúng.
Bản thân DHCP Server chứa cơ sở dữ liệu địa chỉ IP (IP Address Database) nắm giữ tất cả địa chỉ có thể phân phối được. Nếu một client (thành viên của mạng, sử dụng hệ điều hành windows 2000 Professional hay windows XP chẳng hạn) được phép dùng "địa chỉ IP tự động" trong các thiết lập TCP/IP, nó có thể nhận địa chỉ IP từ server DHCP. Cửa sổ tiếp theo sẽ yêu cầu bạn định nghĩa phạm vi phân phối địa chỉ IP trong mạng và mặt nạ mạng cấp dưới (subnet mask). Nhập các chi tiết thích hợp và kích Next. Với giao diện dưới, bạn phải bổ sung cho phạm vi địa chỉ IP đã được mô tả ở cửa sổ trước.Ví dụ nếu địa chỉ IP 10.0.0.150 là của router công ty, bạn không muốn DHCP Server cũng phân phối nó. Trong ví dụ, giới hạn các địa chỉ IP là từ 10.0.0.100 tới 10.0.0.110 và một địa chỉ đơn 10.0.0.150. Ở trường hợp này mười một địa chỉ IP sẽ được dự trữ và không phân phối giữa các client mạng. Bây giờ bạn cần thiết lập giới hạn thời gian "thuê bao" mà một client có thể dùng địa chỉ IP được gán cho. Bạn nên để thời hạn dài cho các mạng cố định (như mạng văn phòng chẳng hạn) và thời hạn ngắn cho các kết nối từ xa hay máy tính xách tay. Trong ví dụ này thiết lập của chúng tôi là 12 giờ cho một máy để bàn cố định ở văn phòng cục bộ và thời gian làm việc thông thường là 8 tiếng. Tiếp theo bạn được hỏi liệu muốn cấu hình phạm vi các chức năng DHCP luôn bây giờ hay để sau này. Nếu chọn Yes, một màn hình mới với các tuỳ chọn sẽ hiện ra cho bạn sử dụng. Nếu chọn No, bạn có thể cấu hình vào thời gian sau. Router hay gateway và địa chỉ IP có thể được yêu cầu nhập thông số trong phần tiếp theo. Các máy tính client sau đó sẽ biết router nào được sử dụng. Trong cửa sổ sau, DNS và các thiết lập tên miền được yêu cầu. DNS server của địa chỉ IP sẽ được phân phối bởi server DHCP và được cung cấp cho client. Tiếp theo là màn hình WINS setup. Bạn phải nhập địa chỉ IP của WINS server. Chỉ cần nhập tên server vào ô thích hợp và ấn "Resolve", nó sẽ tự tìm địa chỉ IP cho bạn. Bước cuối cùng là kích hoạt phạm vi. Chỉ cần ấn nút Next khi bạn thấy cửa sổ sau xuất hiện. DHCP server sẽ không hoạt động nếu bạn không làm điều này. DHCP server đã được cài đặt với các thiết lập cơ bản. Tiếp theo sẽ là cấu hình các điểm cần thiết cho phù hợp với cấu trúc mạng riêng của bạn. DHCP server cho phép bạn dự trữ địa chỉ IP một client. Có nghĩa là một client trong mạng cụ thể có thể giữ nguyên địa chỉ IP đến chừng nào bạn muốn. Để thực hiện điều này bạn cần biết về địa chỉ vật lý (MAC) trên thẻ mạng. Nhập tên dự trữ, địa chỉ IP mong muốn, địa chỉ MAC và phần mô tả, chọn hỗ trợ (hoặc là DHCP, hoặc là BOOTP) và ấn nút Add. Bản dự trữ mới sẽ được bổ sung vào danh sách. Ví dụ tôi có thể dự trữ địa chỉ IP 10.0.0.115 cho máy tính client có tên gọi Andrew. Nếu kích phải chuột lên Scope Options và ấn "Configure options" (tuỳ chọn cấu hình), sẽ có nhiều server và tham số của chúng được cấu hình hơn trong cửa số tiếp theo. Các thiết lập này được server DHCP phân phối cùng với địa chỉ IP. Tuỳ chọn server hoạt động mặc định trong toàn bộ phạm vi của server DHCP. Tuy nhiên tuỳ chọn phạm vi có thể tham chiếu đến tuỳ chọn server. |
Tin mới hơn:
- Publish RD Web Access bằng RD Gateway - (24/10/2010)
- Thiết lập Domain và nhận Email bằng BPOS - (24/10/2010)
- Cấu hình lưu trữ - (24/10/2010)
- Cấu hình và sử dụng print server - (24/10/2010)
- Quản trị mạng không dây hoàn hảo với ZyXel - (24/10/2010)
- 6 cách giúp nâng cấp mạng WiFi - (24/10/2010)
- Giải pháp lưu trữ qua mạng từ router - (24/10/2010)
- Phân tích hệ thống mạng với Colasoft Capsa - (24/10/2010)
- Thiết lập mạng LAN bằng cách chia subnet - (24/10/2010)
- Quản lý máy tính từ xa trong Server 2008 R2 - (24/10/2010)
Tin khác:
- Nối 2 máy tính với nhau như thế nào? (Kỳ 1) - (24/10/2010)
- Nối 2 máy tính với nhau như thế nào? (Kỳ 2) - (24/10/2010)
- Phân tích từng bước cơ bản trong thiết kế mạng không dây - (24/10/2010)
- Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 1 - Các thiết bị phần cứng mạng - (24/10/2010)
- Các chuẩn không dây được đánh giá cao hiện nay - (24/10/2010)
- Tạo mạng LAN qua Internet với Hamachi - (24/10/2010)
- 4Motion - Giải pháp mới cho WiMAX - (24/10/2010)
- Các băng tần WiMax - (24/10/2010)
- Bảo mật mạng LAN không dây - (24/10/2010)
- Mặt sáng của P2P - (24/10/2010)