Quản trị mạng – Từ những chương trình giúp bạn phát hiện các mạng lân cận, đến các chương trình tìm dữ liệu và các dự án phần mềm thay thế để tăng áp cho mạng. Đây là 10 ứng dụng khác nhau rất hữu dụng khi cài đặt, cải thiện sự bảo mật hoặc có thể sử dụng cho các mạng private hoặc public. 1. NetStumbler: Tìm kiếm các mạng lân cận
NetStumbler là một chương trình rất hữu dụng khi cài đặt một mạng hoặc một AP mới. Bạn có thể kiểm tra khả năng xuyên nhiễu từ các mạng hay các AP tồn tại gần đó. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng nó để chỉ định phạm vi và vị trí thích hợp của các AP bằng cách tham chiếu cường độ tín hiệu. Ngoài ra bạn có thể sử dụng chương trình này để kiểm tra các nút hoặc các vấn đề khác. 2. Network Magic: Tạo trải nghiệm nối mạng dễ dàng hơn Nếu bạn hoặc người dùng của bạn mới làm quen với mạng, bạn có thể tìm thấy sự hữu dụng của công cụ Network Magic này, đặc biệt sử dụng với Windows XP hoặc các hệ điều hành trước đó. Network Magic là một chương trình có thể thay thế hầu hết các giao diện nối mạng đi kèm Windows bằng những giao diện dễ hiểu hơn và thân thiện hơn với người dùng của nó. Thêm vào đó, công cụ này còn cung cấp các chức năng bổ sung, chẳng hạn như có thể chỉnh sửa các thiết lập trên router mạng. 3. DD-WRT: Tăng áp cho các router không dây rẻ tiền Đây không phải là một chương trình dùng để cài đặt vào máy tính; nó là một phầm mềm firmware thay thế mà bạn có thể upload vào các router không dây có hỗ trợ tính năng này. DD-WRT cho phép bạn có được những tính năng mới và những tính năng cải thiện, thêm vào đó là những tính năng nâng cao chỉ có trong các thiết bị lớp doanh nghiệp. Ví dụ bao gồm nhiều SSID, và bạn có thể cung cấp nhiều phương pháp mã hóa cho nhiều mạng giống nhau hoặc các mạng cô lập và các máy khách, máy chủ VPN đi kèm để có thể kết nối một cách an toàn giữa các văn phòng với nhau hoặc cung cấp các kết nối đến người dùng từ xa. 4. Wireshark: Để xem lưu lượng mạng Wireshark là một bộ phân tích giao thức mạng, có thể capture, thanh tra và hiển thị lưu lượng thô cho nhiều giao thức mạng. Chương trình có thể chạy trên bất cứ nền tảng nào: Windows, Linux, Mac OS X và các nền tảng khác. Nó có một giao diện GUI dễ sử dụng và TTY-mode. Bạn có thể sử dụng công cụ này để hiểu những gì thực sự đang xảy ra khi bạn khắc phục các vấn đề trên mạng. Có thể duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu trong lưu lượng mạng. Nếu bạn không hiểu sâu về các giao thức, công cụ này sẽ cung cấp cho bạn một những kiến thức cần bổ sung. Wireshark cũng có thể lưu các dấu vết của các gói dữ liệu để thanh tra về sau; mở các định dạng chuẩn từ các bộ phân tích khác; có thể được export thành các file XML, PostScript, CSV, hoặc plain text. Thêm vào đó, với việc capture lưu lượng Ethernet và không dây, Wireshark có thể đọc từ USB, Bluetooth, Token Ring, ATM, và,… Nếu bạn sử dụng các kiểu mã hóa, chẳng hạn như WEP, WPA, WPA2, Ipsec, hoặc SSL/TLS, bạn có thể cấu hình Wireshark với các khóa để nó có thể giải mã và hiển thị dữ liệu thực nếu cần. 5. TeamViewer: Desktop từ xa Windows, Mac OS X, và Linux tất cả đều có các giải pháp desktop từ xa, mặc dù vậy tất cả chúng đều không tương thích. Việc sử dụng một giao thức và ứng dụng sẽ làm cho nó trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi làm việc với nhiều nền tảng. Tuy nhiên các chuyên gia phát triển hệ điều hành đều chưa tạo sự dễ dàng trong việc sử dụng các giảii pháp của họ. Có một giải pháp ở đây là sử dụng ứng dụng của hãng thứ ba như TeamViewer. Ngoài khả năng xem toàn bộ và điều khiển hoàn toàn các máy tính từ xa, TeamViewer còn cho phép bạn truyền tải các file giữa các máy tính, tất cả đều nằm phía sau tường lửa. Bạn không cần phải cài đặt ứng dụng trên các máy tính từ xa. Bạn có thể download và chạy nó trực tiếp từ file hoặc copy nó vào ổ USB, hay thậm chí sử dụng giao diện web từ trình duyệt. Mọi thứ đều được bảo đảm an toàn với mã hóa AES (256-bit). Như tên gợi ý của nó, phần mềm desktop từ xa này rất tốt cho các nhóm làm việc hay nhóm bạn. Bạn có thể tạo một danh sách bạn thân để theo dõi trạng thái có sẵn của họ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng nó để trình diễn và mời đúng người từ ứng dụng. |
Tin mới hơn:
- Publish RD Web Access bằng RD Gateway - (24/10/2010)
- Thiết lập Domain và nhận Email bằng BPOS - (24/10/2010)
- Cấu hình lưu trữ - (24/10/2010)
- Cấu hình và sử dụng print server - (24/10/2010)
- Quản trị mạng không dây hoàn hảo với ZyXel - (24/10/2010)
- 6 cách giúp nâng cấp mạng WiFi - (24/10/2010)
- Giải pháp lưu trữ qua mạng từ router - (24/10/2010)
- Phân tích hệ thống mạng với Colasoft Capsa - (24/10/2010)
- Thiết lập mạng LAN bằng cách chia subnet - (24/10/2010)
- Quản lý máy tính từ xa trong Server 2008 R2 - (24/10/2010)
Tin khác:
- Biến một máy tính cũ thành một điểm truy cập - (24/10/2010)
- Mẹo thiết lập và cấu hình một Hotspot - (24/10/2010)
- Thiết lập một mạng với nhiều kết nối desktop từ xa - (24/10/2010)
- Chuyển đổi máy chủ DHCP - (24/10/2010)
- Thiết lập FreeNAS cho máy chủ File trung tâm - (24/10/2010)
- Cài đặt máy chủ iSCSI SAN trong Hyper-V - (24/10/2010)
- 8 mẹo thiết lập mạng Wi-Fi - (24/10/2010)
- Sử dụng địa chỉ IP tĩnh trong mạng - (24/10/2010)
- Cấu hình VMware VirtualCenter Management Server - (24/10/2010)
- Hướng dẫn cấu hình router Cisco - (24/10/2010)