Sau khi bạn đã thiết kế được một mạng máy tính cho riêng mình, bạn có thể chia sẻ các file và máy in giữa các máy tính với nhau. Trong hướng dẫn này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách thực hiện thao tác như vậy. Chúng ta giả dụ rằng bạn đã biết cách thiết lập một mạng. Còn trong trường hợp bạn chưa biết cách thiết lập mạng, hãy tham khảo hướng dẫn của chúng tôi về cách thiết kế một mạng bằng router băng thông rộng như thế nào. Trong bài viết đó chúng tôi cũng đã giải thích về cách chia sẻ kết nối Internet của bạn như thế nào.
Trên cửa sổ xuất hiện, bạn kích Properties.
Trong màn hình tiếp theo, bạn nên kiểm tra xem tuỳ chọn “File and Printer Sharing for Microsoft Networks” đã được kích hoạt hay chưa, xem trong hình 3.
Nếu dịch vụ này chưa được cài đặt thì bạn cần phải kích vào Install > Service > Add > chọn File and Printer Sharing for Microsoft Networks, sau đó là OK.
Trong cửa sổ xuất hiện, bạn hãy kích vào “If you understand the risk but still want to share the root of the drive, click here”.
Trong cửa sổ tiếp theo, bạn cần kiểm tra “Share this folder on the network” và đặt tên cho việc chia sẻ này trên “Share name” (trong ví dụ là “Shared_Data”). Đó chính là tên thư mục chia sẻ từ máy của bạn mà mọi máy trong mạng sẽ nhìn thấy. Nếu bạn muốn cho phép mọi người sửa đổi các file, cắt và dán file mới vào trong thư mục chia sẻ này thì bạn chỉ cần kích hoạt “Allow network users to change my files”.
Nhấn OK và thư mục chia sẻ sẽ có thể truy cập từ các máy tính khác trong mạng.
Nếu một thư mục nào đó mà bạn biết đã được chia sẻ không liệt kê trong My Network Places – đây là một vấn đề rất hay xảy ra, bạn hãy nhấn phím F5 trên bàn phím của mình. Đây là phím tắt để bạn thực hiện chức năng “refresh”.
Tất cả các thư mục chia sẻ có sẵn trong mạng đều có thể truy cập từ bất kỳ hộp thoại Open/Save/Save As nào, thông qua biểu tượng My Network Places. Chính vì vậy bạn có thể mở một file đã được lưu trong thư mục được chia sẻ thông qua một chương trình ưa thích.
Trong màn hình xuất hiện, bạn có thể chọn ký tự ổ đĩa và thư mục chia sẻ để gán cho ký tự ổ đĩa đó. Trong ví dụ này chúng tôi đã gán thư mục chia sẻ Shared_Data như một ổ đĩa Z:, chính vì vậy thư mục này sẽ có thể được truy cập bằng ổ Z: trên máy tính của tôi. Bạn cũng có thể tick hộp kiểm tra “Reconnect at logon” nếu muốn thoả thuận này sẽ được thiết lập lại khi bạn khởi động lại máy tính.
Nếu bạn không muốn tiếp tục thiết lập này trong tương lai, hãy kích chuột phải vào ổ đĩa trên My Computer và chọn Disconnect từ menu chuột phải.
Trong cửa sổ sẽ xuất hiện, kiểm tra “Share this printer” và nhập vào tên cho máy in chia sẻ trong hộp Share name. Đây sẽ là tên của máy in được biết đến đối với các máy tính khác trong mạng.
Kích OK và máy in sẽ sẵn sàng truy cập bởi các máy tính khác trong mạng. Hãy xem cách các máy tính này có thể truy cập vào máy in chia sẻ như thế nào.
Kích Next và bạn sẽ thấy có ba tuỳ chọn. Chọn tuỳ chọn đầu tiên “Browse for a printer”, để định vị máy in. Sau đó kích Next.
Trong màn hình tiếp theo, bạn cần duyệt vào mạng để định vị tới máy in muốn cài đặt trên máy tính của bạn. Kích vào Next và trả lời Yes khi gặp câu hỏi mà tiện ích này sẽ hỏi.
Trong màn hình tiếp theo, bạn sẽ được hỏi xem có muốn thiếp lập máy in này như một máy in mặc định cho máy tính của bạn hay không. Nếu máy tính của bạn không có máy in nào khác gắn kèm thì nên trả lời Yes. Sau đó kích Next và trong màn hình tiếp theo kích Finish.
Sau khi thực hiện các bước này, máy in mạng sẽ được cài đặt trên máy tính của bạn. Sử dụng nó rất đơn giản, hoàn toàn giống như thực hiện trên một máy in được cài đặt trên máy tính, và có thể truy cập từ tất cả các chương trình.
|
Tin mới hơn:
- Publish RD Web Access bằng RD Gateway - (24/10/2010)
- Thiết lập Domain và nhận Email bằng BPOS - (24/10/2010)
- Cấu hình lưu trữ - (24/10/2010)
- Cấu hình và sử dụng print server - (24/10/2010)
- Quản trị mạng không dây hoàn hảo với ZyXel - (24/10/2010)
- 6 cách giúp nâng cấp mạng WiFi - (24/10/2010)
- Giải pháp lưu trữ qua mạng từ router - (24/10/2010)
- Phân tích hệ thống mạng với Colasoft Capsa - (24/10/2010)
- Thiết lập mạng LAN bằng cách chia subnet - (24/10/2010)
- Quản lý máy tính từ xa trong Server 2008 R2 - (24/10/2010)
Tin khác:
- Triển khai Data Protection Manager 2007 (Phần 2) - (24/10/2010)
- Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 13 - Tạo các nhóm - (24/10/2010)
- Làm việc với Network Monitor (Phần 4) - (24/10/2010)
- Làm việc với Network Monitor (Phần 5) - (24/10/2010)
- Khắc phục sự cố Remote Desktop - (24/10/2010)
- Xử lý các vấn đề trong Windows Home Server - (24/10/2010)
- Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 14 – Các nhóm bảo mật - (24/10/2010)
- Xây dựng máy chủ VPN - (24/10/2010)
- 10 vấn đề cần biết trong việc điều khiển các máy trạm từ xa - (24/10/2010)
- Chuẩn bị cho hệ thống mạng công ty - (24/10/2010)