Mạng thế hệ sau (NGN) có thể giúp các nhà cung cấp dịch vụ thoả mãn yêu cầu khách hàng. Ngày nay, công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS) đã được coi gần như một chuẩn tích hợp các dịch vụ, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ không cần sử dụng nhiều mạng nhỏ khác nhau mà vẫn cung cấp được nhiều loại hình dịch vụ. Sự xuất hiện “mạng toàn cầu” có thó xử lý các tín hiệu khác nhau như: thoại, truyền số liệu hoặc tín hiệu truyền thông, đã có tác động sâu sắc tới cả các nhà cung cấp dịch vụ cũng như các khách hàng lớn. - Trung tâm số liệu: tiếp nhận, lưu trữ, CDN - Bảo mật: tường lửa, chống xâm nhập, Virus, mã hoá, xác nhận quyền truy nhập, kiểm tra lỗi. - Video: VOD, quảng bá, giám sát, hội nghị truyền hình. - Di động: không dây và các dịch vụ cung cấp theo địa hình. Mạng thế hệ sau (NGN) không chỉ cung cấp các dịch vụ trên mà còn trang bị cho các nhà cung cấp dịch vụ khả năng tạo ra các dịch vụ mới hơn và khách hàng không cần phải liên hệ trực tiếp. Tính kinh tế của việc truy nhập mạng Quản lý các dịch vụ được cung cấp bởi mạng NGN là cách tốt nhất thể hiện mối quan tâm thường xuyên của các nhà cung cấp dịch vụ, cụ thể là, tăng doanh thu phát sinh qua việc cung cấp các dịch vụ trên cùng một mạng, lựa chọn cấu trúc mạng hiện đại để giảm tối đa chi phí vận hành, khai thác và bảo dưỡng mạng. Cung cấp các dịch vụ được quản lý trên mạng NGN cho phép nhà cung cấp dịch vụ khách hàng và tăng doanh thu. Khi đưa ra quyết định cung cấp các dịch vụ được quản lý trên mạng NGN, nhà cung cấp dịch vụ cần cân nhắc các dịch vụ hiện đang cung cấp, cơ sở khách hàng, vùng bao phủ của dịch vụ, sự tinh thông, nguồn tài chính, và đối tác cung cấp thiết bị. Các nhà cung cấp thiết bị cần phải đưa ra được giải pháp trọn gói bao gồm: phần cứng, phần mềm, và các phụ kiện khác trong cùng họ sản phẩm để đảm bảo sự đơn giản trong quản lý và nâng cấp mạng. Ngoài ra, nhà cung cấp thiết bị cần chứng minh cho nhà cung cấp dịch vụ các giải pháp kinh doanh trong việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Các nhà cung cấp dịch vụ cần làm việc trong một môi trường mạng đa dịch vụ để có thể cung cấp nhiều giải pháp đáp ứng cho nhu cầu của các khách hàng. Mạng NGN là một cuộc thách đấu đối với các nhà cung cấp thiết bị để đưa vào công nghệ mới và để các nhà cung cấp đường truyền thâm nhập vào các các dịch vụ mới. Và các nhà cung cấp dịch vụ nào dám đương đầu với thử thách sẽ là những người đầu tiên thu về lợi nhuận. Thanh Hương - Tạp chí BCVT & CNTT (Lược theo nội dung bài “Services with a smile” by Andrew Murray, tạp chí Telecom tháng 3-4, Volume 5, 2004)
|
Tin mới hơn:
- Publish RD Web Access bằng RD Gateway - (24/10/2010)
- Thiết lập Domain và nhận Email bằng BPOS - (24/10/2010)
- Cấu hình lưu trữ - (24/10/2010)
- Cấu hình và sử dụng print server - (24/10/2010)
- Quản trị mạng không dây hoàn hảo với ZyXel - (24/10/2010)
- 6 cách giúp nâng cấp mạng WiFi - (24/10/2010)
- Giải pháp lưu trữ qua mạng từ router - (24/10/2010)
- Phân tích hệ thống mạng với Colasoft Capsa - (24/10/2010)
- Thiết lập mạng LAN bằng cách chia subnet - (24/10/2010)
- Quản lý máy tính từ xa trong Server 2008 R2 - (24/10/2010)
Tin khác:
- Tải xuống quá nhiều sẽ mất băng rộng - (24/10/2010)
- Khám phá vị trí địa lý thông qua địa chỉ IP - (24/10/2010)
- Ethernet tốc độ 10 Gbit/s: Cần hay không? - (24/10/2010)
- 5 bước để kiểm soát chặt chẽ mạng và người sử dụng - (24/10/2010)
- Hướng dẫn cài đặt mạng LAN với hệ thống sử dụng nhiều hệ điều hành - (24/10/2010)
- Frame Relay, giải pháp cho các doanh nghiệp và tập đoàn (Phần 1) - (24/10/2010)
- Frame Relay, giải pháp cho các doanh nghiệp và tập đoàn (Phần 2) - (24/10/2010)
- Giới thiệu về DNS và chuyển vùng DNS - (24/10/2010)
- Mạng diện rộng WAN - Phần tiếp theo - (24/10/2010)
- Nối mạng gia đình không dây - (24/10/2010)