Trong khi sử dụng các tài khoản online như hòm thư, dịch vụ ngân hàng, mật khẩu giống như chiếc khóa chống trộm, càng tinh vi, càng an toàn cho tài sản. Người dùng đôi khi mắc các sai lầm rất phổ biến và cần phải xem xét lại để bảo vệ tài khoản trực tuyến: Dùng một mật khẩu cho mọi tài khoản Khi các dịch vụ trực tuyến ngày càng nhiều lên, người sử dụng có xu thế dùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản để dễ nhớ. Đây chính là lỗ hổng cho kẻ gian đoán và khai thác cả "thế giới" của họ.
Dùng mật khẩu phổ biến Nhiều người dùng password rất "thô sơ" như 123456, password, matkhau, ngày sinh, số chứng minh thư, loạt ký tự sắp xếp lần lượt trên bàn phím, số điện thoại... Đây là những mật khẩu mà kẻ gian thử đầu tiên nên bạn càng dùng chúng nhiều, xác suất bị lộ càng lớn. Giải pháp là hãy nghĩ ra các mật khẩu thật phức tạp, tốt nhất là ký tự đặc biệt kết hợp với phím Shift, thiên biến vạn hóa nó mà vẫn dễ nhớ. Ví dụ: |\/|@_|_K|-|@|_| (mật khẩu). Những cái tên Những cái tên quen thuộc xung quanh bạn cũng có thể là phép thử của kẻ xấu, ví dụ tên bố mẹ, người yêu, vợ chồng, mối tình đầu, thậm chí tên... chó cưng. Tốt nhất là nên tránh xa các loại tên mf dùng kết hợp cả chứ cái và số, các ký tự đặc biệt. Viết mật khẩu ra giấy Nhiều người không tự tin vào trí nhớ của mình đã ghi cẩn thận ra giấy tài khoản nào đi với mật khẩu gì rồi nhét vào ngăn kéo bàn làm việc. Điều này sẽ có thể làm bạn "trắng tay" nếu tờ giấy bé nhỏ đó rơi vào tay một người xấu. Giải pháp là tránh các loại giấy như vậy. Nếu không nhớ tốt, bạn nên ghi vào một file văn bản rôi mã hóa nó bằng mật khẩu thật phức tạp. Nhiệm vụ của bạn giờ đây chỉ là nhớ đúng 1 mật khẩu file đó. Bỏ qua các phần mềm bảo mật Những người thường xuyên dùng tài khoản trực tuyến để giao dịch ngân hàng hay thanh toán online luôn làm việc với khối lượng tiền lớn. Tuy nhiên, nhiều máy tính không cài đặt phần mềm phát hiện virus, Trojan, spyware... hoặc chỉ dùng hàng "chùa". Hiện nay có rất nhiều sản phẩm bảo mật uy tín được bán với giá phải chăng, 200 - 300 nghìn đồng/năm và có dịch vụ hỗ trợ đi kèm. Số tiền này không thấm tháp gì so với nguy cơ mất tiền từ các phần mềm gián điệp ăn cắp thông tin tài khoản. |
Tin mới hơn:
- FilerFrog thành phần mở rộng cho Windows Explorer - (02/09/2011)
- Mẹo cho các công cụ trực tuyến - (02/09/2011)
- 7 khái niệm cơ bản về Mobile Marketing - (02/09/2011)
- Bí quyết chống bức xạ khi tiếp cận máy tính - (02/09/2011)
- Tận dụng công nghệ “đặc trưng” của Mac - (02/09/2011)
- Đồng bộ dữ liệu trên trình duyệt Google Chrome - (02/09/2011)
- Chat nhóm dễ dàng trong Gmail - (02/09/2011)
- 4 cách "trốn chạy" những kẻ quấy rối trên Facebook - (02/09/2011)
- 10 lỗi thường gặp trong ảo hoá - (02/09/2011)
- Sao lưu từ máy tính này sang máy tính khác - (02/09/2011)
Tin khác:
- 10 thao tác bảo trì máy tính đơn giản - (23/10/2010)
- Những điều cần biết về USB 3.0 - (23/10/2010)
- Picasa 3.5: Phân loại ảnh theo gương mặt - (23/10/2010)
- Quản lý mật khẩu bằng LastPass 1.50 - (23/10/2010)
- 10 điều chưa biết về Tablet của Apple - (23/10/2010)
- Có nên sử dụng sao lưu dữ liệu trực tuyến? - (23/10/2010)
- Bạn nên chọn bản Windows 7 nào? - (23/10/2010)
- Những lưu ý khi nâng cấp từ XP lên Windows 7 - (23/10/2010)
- Hướng dẫn tổ chức ảnh trong Flickr - (23/10/2010)
- 10 điều cần biết khi chọn tường lửa phần cứng - (23/10/2010)