Nếu bọn tội phạm mạng đứng đằng sau virus, Trojan và phần mềm phá hoại "ngớ ngẩn" hơn một chút, chúng ta đã chẳng phải lo ngại nhiều đến thế.
Tuy nhiên, Gozi Trojan lại lợi dụng chính SSL để đánh lừa Windows, khiến cho Windows nghĩ rằng nó chính là một phần của quy trình mã hóa này. Kết quả là dữ liệu của bạn rời IE, đi qua Gozi rồi mới được mã hóa và gửi ra World Wide Web. Thay vì "do thám" những nội dung được gõ vào bàn phím (một hoạt động chắc chắn sẽ bị phần mềm bảo mật sưoi rất kỹ), Gozi Trojan lẩn vào hệ điều hành như nhà cung cấp dịch vụ SSL giả mạo. 3. Malware chuyên... diệt các malware khác Luôn luôn chạy phần mềm scan virus là điều được các chuyên gia khuyến cáo, đúng vậy. Nhưng SpamThru Trojan lại biến "chuyện tốt" ấy thành ra cơn ác mộng. Malware bẩn thỉu này giả mạo phiên bản lậu của Kaspersky Antivirus để người dùng download về máy. Sau đó, cứ mỗi lần được kích hoạt, nó sẽ phát hiện và diệt trừ bẳng được những malware khác để biến PC nạn nhân thành... "của riêng". Từ đây, SpamThru sẽ tự do phát tán thư rác mà không sợ bị đối thủ nào giành mất máy tính. Trong trường hợp người dùng còn cài thêm phần mềm diệt virus nào khác, SpamThru sẽ tìm cách ngăn không cho phần mềm này cập nhật thông tin mới. Hệ quả là nó sẽ không bị nhận dạng và phát hiện. 4. Tự tạo quyền admin Mã hóa dữ liệu nhạy cảm rồi bảo vệ nó bằng mật khẩu sẽ giúp ngăn chặn những ánh mắt do thám. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi "SpyAgent Trojan" cũng áp dụng chiêu mã hóa này để che mắt người dùng? Khi được cài đặt vào một máy tính Windows với hệ thống Mã hóa File (có trong Windows 2000, XP Pro, 2003 Server và 2005 Media Center, SpyAgent sẽ tự thiết lập cho nó một tài khoản người dùng có quyền truy cập tương đương admin, sau đó sử dụng tài khoản này để mã hóa các file của mình. Bạn - và phần mềm diệt virus của bạn - sẽ phải ngồi đoán xem mật khẩu của tài khoản này là gì nếu muốn scan file và xóa chúng khỏi máy. 5. Giả mạo Windows Update để đánh lừa tường lửa Tường lửa có chức năng bảo vệ máy tính và mạng trước những nỗ lực ra - vào của hacker. Chính vì thế, "Jowspry Trojan" đã giả trang thành một thứ-mà-ai-cũng-biết-là-thứ-gì-đấy: Windows Update. Malware ranh ma này ngụy tạo tính năng kết nối của nó giống hệt như Dịch vụ Background Intelligent Transfer mà Windows Update sử dụng, nên những tường lửa nào "ngờ nghệch" sẽ cho phép nó download thêm nhiều chương trình phá hoại khác về máy. Nếu bạn đang kích hoạt tính năng Windows Update, tuyệt đối tránh mở các file đính kèm hoặc click vào đường link bên trong thư rác. Hãy sử dụng một phần mềm diệt virus thật tốt nếu không muốn tạo cơ hội cho malware tung hoành. Trọng Cầm |
Tin mới hơn:
- FilerFrog thành phần mở rộng cho Windows Explorer - (02/09/2011)
- Mẹo cho các công cụ trực tuyến - (02/09/2011)
- 7 khái niệm cơ bản về Mobile Marketing - (02/09/2011)
- Bí quyết chống bức xạ khi tiếp cận máy tính - (02/09/2011)
- Tận dụng công nghệ “đặc trưng” của Mac - (02/09/2011)
- Đồng bộ dữ liệu trên trình duyệt Google Chrome - (02/09/2011)
- Chat nhóm dễ dàng trong Gmail - (02/09/2011)
- 4 cách "trốn chạy" những kẻ quấy rối trên Facebook - (02/09/2011)
- 10 lỗi thường gặp trong ảo hoá - (02/09/2011)
- Sao lưu từ máy tính này sang máy tính khác - (02/09/2011)
Tin khác:
- Duyệt nhanh ảnh trong ACDSee - (23/10/2010)
- Những khoảnh khắc diệu kỳ của web (Phần 1) - (23/10/2010)
- Có nên tắt máy tính mỗi tối? - (23/10/2010)
- Nâng cấp ổ đĩa cứng an toàn cho hệ thống - (23/10/2010)
- Nâng độ an toàn cho máy tính lượng tử ở mức độ chưa từng có - (23/10/2010)
- Ổ cứng trực tuyến 500 MB của Microsoft - (23/10/2010)
- 10 ứng dụng miễn phí cho Windows Vista - (23/10/2010)
- Tìm hiểu về những đồn đại khi sử dụng máy tính - (23/10/2010)
- Email cho điện thoại di động - (23/10/2010)
- 10 điều ngốc nghếch vẫn thấy ở dân IT thông minh - (23/10/2010)