Trong vài tháng sau đó, Google cũng đã nghiên cứu nhằm áp dụng các trang tuỳ biến cá nhân. Theo đó, người sử dụng có quyền tự chọn và lưu giữ trang Google của riêng mình- bao gồm cả thông tin, dự báo thời tiết địa phương cho tới email gửi tới…. Kể từ khi được chính thức tung ra vào tháng 5 vừa qua, CEO Eric Schmidt khẳng định giao diện tuỳ biến đã được người dùng chấp nhận. Tuyên bố của Eric Schmidt có vẻ như quá lạc quan. Trong khi Google không công bố số lượng thực tế người sử dụng các sản phẩm cụ thể của Google, vẫn có thể khẳng định rằng có nhiều người không biết tới tính năng tuỳ biến mà Google hỗ trợ. Ngay cả khi tình cờ nhìn thấy những liên kết dành quảng cáo dịch vụ thỉnh thoảng xuất hiện trên trang chủ, chắc hẳn họ sẽ không mấy bận tâm và tiếp tục với mục tiêu tìm kiếm của mình. Vấn đề đã rõ: dù có lôi kéo được số ít người hoài nghi về các dịch vụ khác, Google sẽ vẫn không có những thay đổi lớn đối với nguyên tắc thiết kế giao diện trang chủ. Mayer, người kế thừa trách nhiệm của nhà sáng lập Google từ năm 1999, sẽ vẫn theo đuổi sự giản đơn. Con dao Thuỵ Sĩ (được rao bán trên website I4U.com, tích hợp rất nhiều tính năng- người dịch). Mayer coi một website không nên quá rườm rà như một con dao Thuỵ Sĩ. “Nếu bạn cố nắm lấy nó (con dao) với tất cả các tính năng được bật, bạn sẽ bị thương”, Mayer lập luận, “Chúng tôi cố găng chèn các tính năng trong một bối cảnh chung, sao cho có lợi nhất cho người dùng”. Quá trình theo đuổi sự giản đơn còn được tiến hành không chỉ ở trên trang chủ. Mayer thường xuyên rèn luyện các chuyên viên thiết kế của mình thông qua các “bài tập”, ví dụ các trang web trả kết quả tìm kiếm không phải kéo thanh cuộn (scroll) v.v…Để đạt được điều này, danh sách kết quả phải bị rút ngắn từ 10 xuống còn khoảng 5 link. Ngoài ra, người thiết kế còn phải biết loại bỏ tất cả những “phụ kiện” vặt vãnh. Thách thức trước mặt Những “bài tập” kiểu này sẽ không được Google áp dụng trên thực tế trong tương lai trước mắt. Tuy nhiên theo Mayer, sự rèn luyện này tạo điều kiện để những người tham gia thiết kế có thể tiếp cận những hướng đi mới để sàng lọc ra “điều gì là mấu chốt”. Tất cả những nỗ lực trên báo hiệu điềm lành cho người tìm kiếm yêu “giao diện sạch”. Bù lại, nhóm sản phẩm của Google sẽ phải trả giá khi muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Đơn giản đối với bộ phận này lại sự phức tạp, thách thức với bộ phận khác. Đây cũng là một trong những mâu thuẫn lớn phát sinh trong quá trình tiến hoá và phát triển của Google. |
Tin mới hơn:
- FilerFrog thành phần mở rộng cho Windows Explorer - (02/09/2011)
- Mẹo cho các công cụ trực tuyến - (02/09/2011)
- 7 khái niệm cơ bản về Mobile Marketing - (02/09/2011)
- Bí quyết chống bức xạ khi tiếp cận máy tính - (02/09/2011)
- Tận dụng công nghệ “đặc trưng” của Mac - (02/09/2011)
- Đồng bộ dữ liệu trên trình duyệt Google Chrome - (02/09/2011)
- Chat nhóm dễ dàng trong Gmail - (02/09/2011)
- 4 cách "trốn chạy" những kẻ quấy rối trên Facebook - (02/09/2011)
- 10 lỗi thường gặp trong ảo hoá - (02/09/2011)
- Sao lưu từ máy tính này sang máy tính khác - (02/09/2011)
Tin khác:
- WEP - Bảo mật cho mạng không dây - (23/10/2010)
- Nâng cấp Windows - (23/10/2010)
- Bảo mật trực tuyến: 80 bước phòng thủ cho người dùng NET - Phần 3 - (23/10/2010)
- Lựa chọn thay thế cho những phần mềm "đắt đỏ" - (23/10/2010)
- Bảo mật trực tuyến: 80 bước phòng thủ cho người dùng NET - Phần 4 - (23/10/2010)
- 10 thủ thuật giúp máy tính hoạt động hiệu quả - (23/10/2010)
- Tấn công "Từ chối dịch vụ": Nỗi ám ảnh của các website - (23/10/2010)
- "Cha đẻ” mạng Internet và giao thức kết nối liên hành tinh - (23/10/2010)
- Máy tính của bạn: Đánh bóng PC - (23/10/2010)
- Hệ điều hành: Thay thế Windows? - (23/10/2010)